Hoạt động dân chủ

Trần Huỳnh Duy Thức – bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền cho cải cách kinh tế và xã hội

cropped-oci-launching-singapore-1.jpg

Là một doanh nhân, trước đó Trần Huỳnh Duy Thức chỉ quan tâm đến các vấn đề trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp của mình ở tầm vi mô. Từ khi va chạm trực diện với hệ thống quản lý kinh tế nhiều bất cập của nhà nước Việt Nam, Thức đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, chính trị, xã hội. Năm 2004, anh kết hợp với Lê Thăng Long, Lê Công Định lập ra nhóm nghiên cứu Chấn cùng các nhân viên của mình để bắt tay nghiên cứu các dữ liệu về tình hình, hiện trạng của Việt Nam, thế giới và đưa ra các giải pháp cải cách, phát triển bền vững.

Để có được những dữ liệu về kinh tế, xã hội của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới từ các tổ chức chuyên nghiệp của nước ngoài, nhóm nghiên cứu Chấn đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Ngoài các dữ liệu của Việt Nam, công trình nghiên cứu của nhóm Chấn chủ yếu lấy dữ liệu từ hơn 10 quốc gia bao gồm ở Đông Á, Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ để tìm ra qui luật về phát triển kinh tế, mối liên quan giữa các vấn đề kinh tế – chính trị – pháp luật –giáo dục mà các nước đã trải qua.

Năm 2006, sau gần 2 năm nghiên cứu nghiêm túc, nhóm nghiên cứu Chấn đưa ra một bản đánh giá toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Tóm tắt của bản đánh giá này được viết thành bài “Khủng hoảng kinh tế – Nguy cơ và cơ hội” và đã được gửi đến một số người có thẩm quyền nhưng lại không nhận được sự quan tâm cần thiết. Trần Huỳnh Duy Thức đã gửi 4 lá thư đầy tâm huyết cho những người lãnh đạo đứng đầu đất nước. Ngày 21 tháng 03  năm 2006, Thức đã gửi một bức thư cho ông Nguyễn Minh Triết – khi đó là Bí thư thành ủy Tp.HCM – một người được Thức tin là “có tấm lòng vì dân vì nước”. Sau đó vào ngày 14 tháng 4 năm 2007, Thức đã gửi liên tiếp 2 lá thư đến ông Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư ĐCSVN và ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng chính phủ. Đáp lại những cảnh báo nghiêm túc về nguy cơ khủng hoảng kinh tế và những giải pháp khoa học để cải cách, phát triển đất nước chỉ là sự im lặng đáng sợ của chính quyền.

Khi không nhận được sự quan tâm của chính quyền, nhóm nghiên cứu Chấn quyết định phải công bố những nguy cơ này ra công chúng, đánh động dư luận. Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định quyết định tập trung viết bài đăng trên các báo trong và ngoài nước, Lê Thăng Long đảm nhiệm việc quan hệ với giới trí thức và các nhà báo.

Tháng 1/2007,  Lê Thăng Long và Lê Công Định quyết định ứng cử đại biểu quốc hội khóa XII với hy vọng nếu trúng cử sẽ có thể cảnh báo và thức tỉnh tốt hơn những nguy cơ của đất nước. Nhưng cả hai đều không thành công.

Tháng 4/2007, Trần Huỳnh Duy Thức cho ra đời blog Trần Đông Chấn để đăng tải rộng rãi những bài viết phân tích về kinh tế, chính trị, xã hội và các nguy cơ mà đất nước đang phải đối mặt. Ngay từ những bài viết đầu tiên, blog Trần Đông Chấn đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của công chúng.

Liên tiếp trong các năm 2007, 2008, 2009, blog Trần Đông Chấn cho đăng tải nhiều bài viết rất có giá trị về các đề tài xã hội – chính trị.

Đầu năm 2008, nhóm nghiên cứu Chấn quyết định viết quyển sách Con đường Việt Nam do Trần Huỳnh Duy Thức đứng đầu và chịu trách nhiệm phần sách lược kinh tế, Lê Công Định chịu trách nhiệm phần cải cách pháp luật, Lê Thăng Long chịu trách nhiệm phần Biển Đông. Quyển sách là sự đúc kết kết quả nghiên cứu để tìm ra những cách thức, con đường phát triển đất nước một cách tốt nhất mà họ đã tìm ra trước đó. Trong cùng thời gian này, bản thân Trần Huỳnh Duy Thức cũng viết một cuốn sách của riêng anh bằng Anh ngữ có tên “Hewing Quest for Democracy and Prosperity” (tựa tiếng Việt: ‘Hành trình vào bản chất dân chủ và thịnh vượng’).

Tháng 11/2008, trên nhận định rằng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2009 mà Chính phủ và Quốc hội vừa thông qua sẽ làm cho nền kinh tế không thể còn có thể cứu vãn được nữa từ năm 2010 trở đi, Thức cùng những người bạn của anh tin rằng cần phải thành lập một phong trào chấn hưng nước Việt sau khi đã hoàn tất và công bố quyển sách Con đường Việt Nam nhằm thúc đẩy quan điểm phát triển và các sách lược của cuốn sách, tìm kiếm ủng hộ từ nhân và hỗ trợ cho chính quyền vượt qua được khủng hoảng để giảm thiểu sự khốn khó của người dân và sự lệ thuộc của đất nước.

Tháng 3/2009, Thức và Định cùng đi Phuket-Thailand trao đổi với ông Nguyễn Sỹ Bình (lãnh đạo của đảng Dân chủ Việt Nam) để trao đổi về việc hợp tác viết quyển sách Con đường Việt Nam. Nhưng vài tháng sau đó, cuộc gặp định mệnh này lại trở thành một trong những nguyên nhân chính mà an ninh Việt Nam dùng để bắt cả ba người Thức – Định – Long.

Tháng 4/2009, xảy ra vụ tranh chấp thuần túy về mặt hành chính dân sự giữa Sở Thông tin Truyền thông Tp.HCM và công ty One Connection Việt Nam.

Từ 24/5 đến 13/6/2009 Thức, Long, và Định lần lượt bị bắt. Tất cả các thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu Chấn sau đó phải nhận những mức án tù nặng nề. Vì vậy mà hai cuốn sách lẫn dự định cho phong trào Chấn hưng nước Việt đều chịu cảnh dang dở.

Trong thời gian bị giam giữ để điều tra, Thức, Định và Long được đưa về cùng trại giam Xuân Lộc. Chính ở đó, họ lại cùng nhau đi tìm dân chủ cho đất nước.  Để có thể tiếp tục việc thành lập Phong trào Con Đường Việt Nam, Long và Định chấp nhận nhận tội trong phiên tòa xét xử sắp tới nhằm được ra sớm.

Tháng 9 năm 2010, tuy bị giam giữ nhưng Thức vẫn tiếp tục viết nên bản định hướng phát triển cho phong trào. Chính vì vậy, ông đã bị trại giam hạn chế số lượng giấy bút được phép sử dụng.

Ngày 4 tháng 6 năm 2012, Lê Thăng Long được trao trả tự do. Ông đã đưa văn bản định hướng mà Thức đã viết ra khỏi trại giam thành công.

Ngàý 10 tháng 6 năm 2012, Lê Thăng Long đại diện choba người khởi xướng: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long, đã công khai phát động Phong trào Con Đường Việt Nam.

2 Responses to Hoạt động dân chủ

  1. Shanda Phung nói:

    Khong tin vao nhung gi minh doc, vi ro rang, Tran Huynh Duy Thuc, Le Cong Dinh, va Le Thang Long da gui den nha cam quyen truoc nhung con duong, suy nghi cua ho, nhung khong nhan duoc su HOI AM, thi ho den voi NGUYEN SI BINH, cung chi la mot nguoi Viet nam yeu nuoc thoi. Loi tai ai? Nha cam quyen khong lam viec voi Tri thuc Tre nhan tai trong nuoc va luon cho moi nguoi la TO CHUC CAU KET VOI HAI NGOAI AM MUU LAT DO CHINH QUYEN, vay ma Hai ngoai va cac nhom van dong gop qua cac HOi Ngheo Cui,…vv. Khong con la vat chat, ma la van minh, nhan quyen, tu do, dan chu…Chung ta khong muon chia re, han thu, song trong tinh HUYNH DE, vay ma lai bat oan nguoi tai tri nhu vay, that la thiet thoi cho To Quoc Thai Binh, ma chua co cong LY. Ly Thai To.

  2. van doan nói:

    Nha cam quyen so co’ nhung Nhan Tai gioi hon bon ho….cho nen ai co’ y’ kien’ thi bi cho la phan Dong bat’ bo tu thuong la dan ngu dot’ so nhung nguoi hoc thuc’ gioi hon minh ngay nao Nguyen Phu’ Trong ve vuon tuong lai nuoc’ VN co’ nhung nguoi Lanh Dao cap’ tien’ va hoc truc’ se thay doi duong loi’ ”bao thu” cua may’ thang c/s gia…

Gửi phản hồi cho van doan Hủy trả lời